Chăn nuôi là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nên kinh tế nông nghiệp ở nước ta, giữ vị trí và vai trò quan trọng trong toàn nền kinh tế. Các quy định về chăn nuôi được quy định cụ thể trong Luật chăn nuôi 2018 và các văn bản liên quan. Pháp luật đã quy định cụ thể về các vấn đề trong chăn nuôi trong đó có xử lý chăn nuôi gây ô nhiễm và xử lý chăn nuôi trong khu dân cư.
1. Vai trò của ngành chăn nuôi
Từ xưa đến nay, chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng của nông nghiệp. Chăn nuôi có vai trò quan trọng khi ngành này vừa cung cấp thực phẩm, lông và sức lao động để phục vụ cho nhu cầu con người. Các sản phẩm từ chăn nuôi được sản xuất và phân phối để cung cấp nguồn thức ăn và vật phẩm cần thiết, phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Không chỉ cung cấp cho nhu cầu phục vụ trong nước, mà các sản phẩm của ngành chăn nuôi còn xuất khẩu đi nước ngoài.
Ngoài việc xử phạt hành chính về hành vi chăn nuôi gây ô nhiễm thì pháp luật còn quy định về việc khắc phục những hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải yêu cầu các hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi thức hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo đó:
Điều 4: Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1.Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phát hành chính sau đây:
a) Cảnh cáo
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000 đồng đối với tổ chức.
Bên cạnh hình thức xử phạt chính thì cũng có thể bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;…
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;…
l, Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;”
Chăn nuôi có vai trò quan trọng tuy nhiên cần đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật để đảm bảo cho sự phát triển cũng như không làm ảnh hưởng đến những yếu tố xung quanh như: dân cư, mỗi trường, kinh tế…
Theo Điều 12 Luật chăn nuôi 2019 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi được quy định như sau:
“Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư để đảm bảo môi trường đất, không khí, tiếng ồn ở các khu vực đông dân cư của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư hay các vùng nội thành trọng điểm không bị ô nhiễm và cảnh hưởng, tránh mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến cuộc sống nên pháp luật đã đưa ra quy định cụ thể về các vùng được phép chăn nuôi. Đối với những vùng thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư bị cấm chăn nuôi thì những chủ thể chăn nuôi sẽ không được phép chăn nuôi, trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp vẫn cố tình chăn nuôi ở những khu vụ bị cầm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.”
Khoản 2 Điều 24 Nghị định 14/2021/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ, theo đó:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.
Vì vậy, người chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của khu dân cư sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi ( dựa theo điểm b Khoản 3 Điều 24 Nghị định này).
Chăn nuôi đã và đang là một ngành đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhưng không vì thế mà người nuôi bất chấp những quy định về bảo vệ môi trường, khu vực cấm nuôi. Mọi vi phạm trái pháp luật đều bị xử lý theo quy định, như xử lý chăn nuôi gây ô nhiễm hay xử lý chăn nuôi trong khu dân cư.