Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng chất giúp cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cho vật nuôi hoạt động và phát triển. Thức ăn chăn nuôi có thể ở dạng tươi sống, dạng đã qua sơ chế, chế biến và bảo quản, thức ăn dạng dinh dưỡng hoặc dạng thực phẩm chức năng. Hiện nay, sử dụng bột cá chăn nuôi và ủ thức ăn chăn nuôi rất phổ biến, được nhiều bà con áp dụng để làm thức ăn chăn nuôi.
1.1. Bột cá là gì?
Bột cá là thành phần quan trọng không thể thiếu trong thức ăn chăn nuôi gia súc và nuôi thủy sản. Bột cá được sản xuất từ nguyên liệu chính là các loại cá tạp, những loại cá giá thành thấp, có thể dùng cá nguyên con, thịt cá, đầu, xương cá hay các phụ phẩm khác.
Bột cá là sản phẩm giàu chất đạm, chứa các axit amin không thay thế và có tỉ lệ axit amin cân đối. Bột cá có hệ số tiêu hóa cao do chứa nhiều đạm dễ hòa tan và hấp thụ, giúp vật nuôi tăng trưởng tốt.
1.2. Quy trình sản xuất bột cá
Nguyên liệu sản xuất bột cá
Nguyên liệu cho sản xuất bột cá là sử dụng các loại cá tạp như: cá đù, cá hồng, cá phèn, cá mối, cá trích, cá chỉ vàng, cá nục, cá rô phi…
Bảo quản nguyên liệu: Cá nguyên liệu tươi bảo quản bằng nước đá và muối. Bảo quản bằng hỗn hợp nước đá và muối 5% có thể giữ tươi cá được 16 ngày. Hỗn hợp đá và muối 15% có thể giữ tươi cá được 30 ngày. Không bảo quản bằng hỗn hợp muối quá 15% vì khi chế biến phải tiến hành nhà muối lâu khiến nguyên liệu bị mất nhiều protein, vitamin…làm giảm chất lượng bột cá chăn nuôi
Quy trình sản xuất bột cá chăn nuôi
Bước 1: Xử lý nguyên liệu
Rửa sạch cá khỏi bùn đất, tạp chất. Nếu là cá dự trữ thì rửa bớt độ mặn của muối khi bảo quản. Cắt cá nhỏ từ 3 – 5cm
Bước 2: Nấu chín nguyên liệu
Dùng nồi có dung tích lớn gắn ròng tạc để điều khiển xé cá vào nồi. Cho nguyên liệu khoảng 50kg/mẻ. Nấu 2 – 3 phút cho chín nguyên liệu.
Bước 3: Ly tâm
Sử dụng máy ly tâm 200 vòng/ phút. Sau khi cá chín đứa cá vào máy ly tâm. Quay từ 3 – 5 phút đến khi khô không còn nước chảy ra từ vòi thu dịch cá. Dịch cá thu được đóng thành can làm thức ăn gia súc.
Bước 4: Làm tơi
Đổ cá vừa làm khô vào máy đánh tơi. Cho máy chạy từ 8 – 10 phút tới khi nguyên liệu rời ra từng mảnh nhỏ.
Bước 5: Sấy nguyên liệu
Lấy nguyên liệu vừa làm tới cho ra khay lưới, đưa vào tủ sấy 80 – 85°C trong 7 – 8 giờ hoặc có thể phơi nắng đến khi khô.
Bước 6: Nghiền bột và đóng sản phẩm
Sau khi sấy khô, đưa nguyên liệu vào máy nghiền để nghiền nhỏ thành bột. Sau đó đóng vào các bao bì để bảo quản tránh bị côn trùng, chuột bọ phá hoại.
Ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh là cách tận dụng các phụ phẩm có sẵn, đây được xem là giải pháp mang lại hiệu quả nhờ tiết kiệm được chi phí thức ăn, vật nuôi phát triển tốt và không ảnh hưởng đến môi trường.
2.1. Phương pháp lên men ướt
Phương pháp này khá dễ thực hiện, không tốn nhiều công sức, nhanh lên men, có thể lên men bằng cả bã đậu, bã sắn, các loại rau và thức ăn lên men đạt chất lượng tốt. Dùng để nuôi lợn, bò, gà, vịt, ngan…
Nguyên liệu chuẩn bị: 100kg bột ngô hoặc cám gạo, 100 lít nước sạch và 0,5 kg men ủ vi sinh
Cách thực hiện:
Bước 1: Lấy 0,5 kg men ủ vi sinh trộn cùng 4kg bột ngô hoặc cám gạo sau đó cho vào thùng nước sạch 100 lít. Nên sử dung loại không có sắt, không bị nhiễm mặn. Khuấy đều tất cả lên rồi để trong vòng 1 giờ.
Bước 2: Cân số nguyên liệu còn lại rồi trộn sơ qua cho đều, từ từ đổ vào trong thùng nước có men đến khi nào hết hoặc thấy nước hơi ngập phần mặt bột là được. Nếu thấy khô, thiếu nước thì thêm vào, thừa nước thì bỏ bớt. Trước khi đổ bột vào thùng phải khuấy để men được tan hết.
Bước 4: Để hở miệng 4 – 5 giờ rồi mới đậy kín thùng lại.
Bước 4: Mùa đông cần đặt thùng thức ăn vào khu vực ấm, mùa hè nên đặt ở nơi thoáng mát để thức ăn được lên men tốt hơn.
Với cách ủ này thì tùy vào điều kiện thời tiết mà thời gian lên men sẽ nhanh hay chậm. Nếu nhiệt độ khoảng 30°C thì cần khoảng 24 giờ còn nhiệt độ từ 30°C trở xuống thì mất 24 – 28 giờ. Khi mùi có chua nhẹ, thơm mát là đã thành công. Mùa thu và mùa đông thời tiết mát mẻ nên có thể thực hiện 1 lần rồi cho ăn vài ngày. Còn trời nóng trên 30°C thì chỉ nên cho ăn trong khoảng 2 ngày.
2.2. Phương pháp lên men ẩm
Đây là phương pháp dùng men ủ thức ăn chăn nuôi được sử dụng nhiều hiện nay. Phương pháp này đòi hỏi điều kiện lên men chặt chẽ hơn so với ủ ướt, tốn nhiều công hơn, thích hợp dùng khi lên men cho các loại bột, không phù hợp sử dụng cho bã đậu, bã sẵn.
Nguyên liệu chuẩn bị: 100kg bột ngô hoặc cám gạo, 0,5 kg men ủ vi sinh và 35 lít nước sạch.
Cách thực hiện:
Bước 1: Cho 0,5 kg men ủ vi sinh và 2 kg bột ngô hoặc cám vào trong thùng chứa 35 lít nước sạch. Khuấy hỗn hợp nguyên liệu hoàn quyện vào nhau rồi để trong vòng 1 giờ để thu được nước men.
Bước 2: Trộn ngô, cám cho đều sau đó tưới nước men lên. Sử dụng xẻng trộn qua lần đầu sau đó dùng sàng hoặc tay để xoa giúp cho bột tơi và đảm bảo độ ẩm đều. Nếu chăn nuôi với quy mô lớn có thể dùng máy trộn.
Bước 3: Cho nguyên liệu đã trộn vào thùng hay bao tải có lót nilon, để hở miệng thùng hoặc bao tải trong 5 – 6 giờ sau đó mới buộc chặt. Đặt thức ăn ở nơi ấm áp nếu trời lạnh, đặt ở nơi thoáng mát khi trời nóng.
Thời gian ủ lên men tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời, nhiệt độ ngoài trời hơn 30°C thì cần khoảng 24 – 26 giờ để ủ. Nhiệt độ bên ngoài thấp dưới 25°C thì cần 36 – 48 giờ để ủ. Khi kiểm tra thấy thức ăn được ủ có mùi thơm mát và chua nhẹ là đạt yêu cầu. Thức ăn ủ trong 1 túi hoặc thùng chỉ được dùng trong ngày sau khi mở túi. Lưu ý không được nén thức ăn khi đóng vào bao tải, thùng, không được để các bao đè lên nhau.
Sản xuất bột cá chăn nuôi và ủ thức ăn chăn nuôi là hai phương pháp khá phổ biến hiện nay, bằng nguồn nguyên liệu sẵn có, giúp cho vật nuôi mau lớn, đạt năng xuất, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nuôi.