HOTLINE TƯ VẤN 0972.867.686

Nuôi cá quảng canh là gì? Những hình thức nuôi kết hợp giúp tăng hiệu quả kinh tế

Nuôi cá quảng canh tự phát với quy mô gia đình bằng các cách thức đơn giản, dễ làm, dễ mua được coi là hình thức truyền thống và có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Từ lâu, các hộ gia đình theo nông nghiệp thường áp dụng mô hình vườn – ao – chuồng, 1 ao nhỏ để thả các loại thủy sản nước ngọt. Đây cũng là hình thức nuôi cá quảng canh phổ biến và được sử dụng nhiều nhất tại nước ta. Hãy cùng Biogreen tìm hiểu rõ hơn về nuôi cá quảng canh là gì? Những mô hình nuôi kết hợp để tận dụng tốt nhất nguồn tài nguyên và những lợi ích, hạn chế của nuôi cá quảng canh.

1. Nuôi cá quảng canh là gì?

Nuôi cá quảng canh là hình thức nuôi cá chỉ dựa vào thức ăn tự nhiên, có sẵn trong vùng nước, được áp dụng trong điều kiện hạn chế về đầu tư vốn và kỹ thuật. Tuy nhiên, năng suất của nuôi cá quảng canh thấp: ở đầm hồ sản lượng dưới 150 kg/ha/năm; ở ruộng một vụ sản lượng dưới 200 kg/ha/năm; ở ao trong thôn xóm sản lượng dưới 700 kg/ha/năm.

Trong nuôi cá quảng canh cần tính toán thả đủ giống, với thành phần loài cá và mật độ phù hợp với cơ sở thức ăn tự nhiên. Ví dụ: ở ao có nhiều phù du thực vật có thể nuôi ghép, lấy cá mè làm đối tượng nuôi chính còn ở ao, ruộng trũng nhiều rong bèo thì lấy cá trắm cỏ làm đối tượng nuôi chính. Trong quá trình nuôi thả cần chú ý bảo vệ và thu hoạch để tránh thất thu cá.

2. Mô hình nuôi một cá – một lúa

Trên những cánh đồng thấp trũng sản xuất nông nghiệp của nông dân gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp vì vậy nhiều người dân đã thực hiện chủ trương quy hoạch diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang môi hình một lúa – một cá. Mô hình đã mở ra hướng đi mới trong đầu tư phát triển thủy sản, biến khó khăn thách thức thành lợi thế để nuôi trồng, áp dụng trên nhiều địa phương.

Nhiều gia đình đã tận dụng ruộng đất trũng sau khi thu hoạch lúa vụ xuân trong, tiến hành dẫn thêm nước vào ruộng, đắp bờ, mua một số loại cá giống như: cá chép, cá trôi, cá mè để thả. Cá giống được thả bắt đầu từ tháng 6 sau khi thu hoạch lúa chiêm xuân xong và đánh bắt vào tháng 12. Cá giống trước khi thả phải đạt trọng lượng từ 0,5 – 0,7 kg/con, cá trắm phải từ 1 – 1,2 kg/con. Sau khi thu hoạch lúa, tận dụng gốc rạ, lúa rơi vãi ở ruộng để làm thức ăn cho cá. Để gốc rạ được tươi lâu cần phải chú ý điều chỉnh mực nước ở lưng chừng gốc rạ, cá ăn đến đâu dâng nước đến đó. Nếu mực nước trong ruộng quá cao sẽ làm gốc rạ bị thối, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước. Sau khi cá đã ăn hết gốc rạ và lúa trong ruộng thì nên để mực nước từ 60 – 80cm, so với việc trồng lúa thì nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần.

Nhiều hộ dân đã áp dụng mô hình một lúa – một cá để tăng giá trị sản xuất, nuôi trồng, với mô hình này, giá trị sản xuất ước tính đạt 90 – 100 triệu đồng/ha, gấp 3 lần trồng lúa.

Nuôi cá quảng canh là gì? Những hình thức nuôi kết hợp giúp tăng hiệu quả kinh tế

Nuôi cá trên ruộng nước nổi ở Hậu Giang. (ảnh: Báo VOV)

3. Nuôi cá quảng canh kết hợp thả tôm, cua

Mô hình nuôi cá quảng canh kết hợp với tôm, cua đang chiếm diện tích tương đối lớn, cho năng suất cao. Đối với mô hình này, người nuôi nên thả tôm với mật độ thưa, diễn tích rộng nên người dân chỉ cần áp dụng biện pháp kĩ thuật ở mức độ thấp. Trung bình 1 tháng người nuôi thả từ 1 – 2 đợt tôm, mật độ từ 1 – 3 con/m2; cua từ 1 – 2 đợt/năm, mật độ từ 0,5 – 1 con/m2 và thu tỉa khi tôm, cua, cá tự nhiên lớn. Mỗi năm, có khoảng 90% diện tích sản xuất có hiệu quả, thu lãi từ 30 – 40 triệu/ha/năm; có những hộ lãi từ 50 – 70 triệu/ha/năm.

Nghề nuôi trồng thủy sản trong những năm qua cũng trải qua khá nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh liên tục, giá thuốc men, thức ăn tăng cao, giá sản phẩm lên xuống thất thường. Người dân nên thả tôm, cua, cá với mật độ thưa, tiện lợi cho việc chăm sóc, quản lý và áp dụng khoa học kỹ thuật. Các loại thủy sản nuôi ghép hỗ trợ lẫn nhau trong quáu trình sinh trường và phát triển. 

Để phát huy lợi thế của mô hình nuôi cá kết hợp thả tôm, cua, người nuôi cần đầu tư cải tạo ao đầm, đê bao chắc chắn giữ được mức nước theo yêu cầu kỹ thuật, con giống cần phải lựa chọn kỹ, kiểm tra chất lượng, quản lý chặt chẽ môi trường ao nuôi, mật độ thả các đối tượng hợp lý nhằm giảm rủi ro, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

4. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình nuôi cá quảng canh

4.1. Ưu điểm

Ưu điểm của mô hình nuôi trồng này có vốn đầu tư thấp, ít rủi ro, lại vừa bền vững, phù hợp với trình độ, điều kiện kinh tế, đất đai của đa số người nuôi. Sản phẩm thu hoạch thường đạt cỡ lớn, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, dễ tiêu thụ và bán được giá cao trên thị trường, có thể áp dụng nuôi rộng rãi.

4.2. Nhược điểm

Nhược điểm của nuôi cá quảng canh là quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản nên cho sản lượng rất thấp, phụ thuộc lớn vào diện tích to, nhỏ của ao.

Trên đây là những kiến thức về nuôi cá quảng canh là gì cùng với những mô hình kết hợp nuôi cá – trồng lúa và kết hợp nuôi cá, thả tôm cua. Hy vọng người dân có thể áp dụng những cách nuôi này để tăng sản lượng, đem lại nguồn lợi kinh tế cao.

0972.867.686

×

Đăng ký đặt hàng