Từ nhiều năm nay, nuôi trồng thủy sản đã giúp giải quyết việc làm cũng như đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con, đặc biệt là nuôi cá nước lợ. Tận dụng điều kiện tự nhiên vùng nước lợ, nhiều hộ dân đã và đang làm giàu từ mô hình nuôi cá nước lợ, chúng rất dễ nuôi và giá bán thành phẩm cao. Hãy cùng Biogreen tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá nước lợ thế nào và kỹ thuật nuôi cá mú nước lợ qua bài viết dưới đây nhé!
Nước lợ là nguồn nước ngọt bị nhiễm độ mặn khi nước biển lấn vào đất liền tạo ra một loại nước rất khó sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày tuy nhiên loại nước này có thể nuôi được cả thủy sản nước mặn và nước lợ sinh trưởng và phát triển tốt. Nhiều địa phương đã và đang có kế hoạch quy hoạch vùng nuôi cá nước lợ thành chuyên canh tập trung để phát triển kinh tế. Sau đây là quy trình, kỹ thuật nuôi cá nước lợ:
Ao nuôi cá nước lợ có diện tích lớn hay nhỏ tùy thuộc vào diện tích đất nuôi và chú ý các đặc điểm sau:
Vị trí ao đặt gần nguồn nước.
Thiết kế nhiều ao nhỏ để dễ quản lý ao nuôi hơn.
Lót ở đáy và xung quanh thành ao một lớp để để kiểm soát độ mặn trong ao.
Độ sâu ao từ 1,5 – 2m
Khi cho nước vào ao, bọc lưới ở đầu ống dẫn nước để ngăn tạp chất, cá tạp vào ao.
Có ao cấp thoát nước riêng biệt
2. Chọn giống và thả giống
2.1 Chọn giống
Chọn giống để nuôi cá nước lợ cần phải đảm bảo các đặc điểm:
Cá giống khỏe mạnh, đầy đủ bộ phận.
Tiêu thụ hết thức ăn.
Hoạt động bơi lội dưới nước tốt.
Mua từ các cơ sở có uy tín, rõ nguồn gốc.
2.2 Thả giống
Bà con chú ý thả cá giống vào lúc trời mát, vào lúc sáng sớm hoặc gần tối và chú ý các điều kiện:
Khi thả cá giống bắt buộc phải thả từ từ cá vào ao.
Kiểm tra nhiệt độ ao nuôi trước khi thả cá vào.
Nhiệt độ không quá 30°C, độ pH từ 6,5 – 8.
Mực nước ao từ 0,5m; nâng dần mực khi trong quá trình cá phát triển.
Chú ý mật độ thả nuôi, tùy vào từng loại cá mà mật độ thả nuôi khác nhau.
3. Thức ăn cho cá nước lợ
Cá cần phải ăn đủ liều lượng mới có thể sinh trường và phát triển tốt, bà con cần chú ý:
Nuôi cá nước lợ thì cho chúng ăn các loại cá tạp, tôm,…
Cho ăn vào 2 bữa trong ngày, vào 7h và 17h.
Kết hợp với thức ăn công nghiệp để cho cá ăn, liều lượng 1:1 (1 bữa thức ăn tươi, 1 bữa thức ăn công nghiệp)
Trộn thêm Vitamin C, A cho cá ăn tăng sức để kháng.
Việc quản lý và chăm sóc trong quá trình nuôi cá ảnh hưởng trực tiếp để chất lượng và năng suất cá, vì vậy bà con nên:
Kiểm tra độ mặn thường xuyên, không vượt quá 3%.
Nguồn nước ao luôn là nguồn nước sạch.
Có thể xây dựng mái che lưới để ngăn ánh sáng mạnh, làm tăng nhiệt độ ao
Chú ý lượng thức ăn cho cá hàng ngày.
Kiểm tra trọng lượng, kích thước cá.
Thay nước định kỳ, lượng nước thay không quá 30% thể tích ao.
Cá mú là loài cá có họ hàng với cá song. Cá mú có hai loại thường thấy là cá mú đen và cá mú trân châu, cả hai đều sống tốt ở cả nước mặn và nước lợ. Chiều dài của cá mú từ khoảng 10 – 270cm, thân hình mập chắc, miệng to cùng với nhiều gai nhỏ trên nắp mang. Vây lưng khía hình chữ V và có từ 7 – 12 gai. Hậu môn của chúng có 3 gai, vây đuôi thì thuôn tròn và cụt hoặc có hình lưỡi liềm, cá mú có hàm răng nhọn và có một cắp răng to giống như răng nanh mọc ở hàm dưới. Cá mú là loài cá dữ, có thể ăn bấp chấp các loại cá nhỏ hơn như: cá con, tôm, mực…và giá thành của chúng khá cao nên nhiều hộ dân chọn nuôi trồng.
1. Chọn vị trí nuôi và thả giống
Lồng lưới nên đặt ở các vùng nước yên tĩnh, các vùng đầm phá, eo vịnh khuất gió ở các khu vực cửa sông hoặc đảo, không bị ô nhiễm công nông nghiệp, các chất độc và ít bị ảnh hưởng mưa lũ.
Mật độ và cỡ cá thả nuôi: cá giống nhỏ 2 – 3 cm sẽ được thả ương trong lồng lưới nhỏ (3x3x2 m) với kích cỡ mắt lưới 0,5 – 1cm để cá tập ăn và tập quen với môi trường bè. Mật độ thả 50 – 60 con/m3. Thời gian ương cá từ 30 – 45 ngày là đạt cỡ cá giống lớn 10 – 20 cm. Cá giống lớn được thả nuôi trong lồng dưới lớn (5x5x2 m), mặt lưới 2 – 4cm. Mật độ thả 10 – 20 con/m3. Trong quá trinh nuôi nên tiếp tục phân cỡ để tránh hiện tượng cá ăn nhau.
2. Cho ăn và chăm sóc
Cá mú có thể sử dụng thức ăn tươi là cá tạp hoặc thức ăn công nghiệp. Hiện tại nhiều hộ dân đã sử dụng thức ăn công nghiệp bởi nó mang lại hiệu quả cao hơn khi cho cá mú ăn tạp, người nuôi chủ động được nguồn thức ăn và hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng nước. Thức ăn tươi sử dụng là các loại cá tạp: tôm, cá, cua, ghẹ nhỏ…Thức ăn công nghiệp dạng viên có độ đạm tối thiểu 40%, đối với từng giai đoạn phát triển của cá, cần chọn kích cơ viên thức ăn sao cho phù hợp với cỡ miệng của cá. Thức ăn được bảo quản nơi khô ráo và không bị ẩm mốc. Khẩu cho cá mú ăn hàng ngày bằng 3 – 10% trọng lượng cá. Cho cá ăn ngày 2 lần vào lúc sáng sớm (6 – 8h) và chiều tối (16 – 18h). Hàng ngày bà con cần theo dõi tình trạng hoạt động và mức độ bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, sau 1 giờ cho ăn, kiểm tra nếu thấy thức ăn còn thừa thì cần vớt bỏ để tránh gây ô nhiễm môi trường nuôi. Khi cá bị bệnh hoặc thời tiết quá nóng, lạnh thì giảm lượng thức ăn từ 10 – 30%.
Hàng ngày nên kiểm tra lồng lưới để tránh hiện tượng cá ra ngoài do lồng hư hỏng. Định kỳ vệ sinh lưới để đảm bảo sự thông thoáng của nước qua lưới và loại bỏ một số ký sinh trùng và vi sinh vật có hại bám vào lưới.
3. Thu hoạch và bảo quản cá mú
Sau khoảng 8 – 10 tháng nuôi, cá mú đạt trọng lượng trung bình từ 0.8 – 1kg/con thì tiến hành thu hoạch, không cho cá ăn 1 – 2 ngày trước khi thu hoạch. Kiểm tra lưới lồng, nâng lưới chầm chầm để dồn cá về một góc, dùng vợt lưới mềm để bắt cá. Trong quá trình thu hoạch cần tránh làm trầy vảy hoặc tổn thương cá khi thu hoạch. Cá bắt lên cần tiến hành cân trọng lượng, nhốt trong bể có chứa nước sạch để cá nhả bớt chất bẩn sau đó cho cá vào bể sục khí, dùng túi nước đá hạ nhiệt độ xuống còn 20°C sau đó đóng cá vào túi có chứa nước biển đã bơm Oxy. Buộc miệng túi và để túi vào thùng xốp, xung quanh bỏ các túi nước đá, dán kín thùng trong quá trình vận chuyển.
Trên đây Biogreen đã hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi cá nước lợ và kỹ thuật nuôi cá mú nước lợ cho năng suất và chất lượng cao. Hy vọng bà con sẽ tham khảo và áp dụng để nuôi trồng cá nước lợ đem lại nguồn thu nhập cao.