Hiện nay có rất nhiều người nuôi cá cảnh như một thú vui, tuy nhiên nhiều người mới chơi cá cảnh vẫn chưa biết chọn nuôi cá gì ít thay nước dọn vệ sinh để tiết kiệm được thời gian công sức mà cá vẫn lung linh và xinh đẹp. Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn nuôi cá gì ít thay nước và tác dụng của chế phẩm sinh học khi nuôi cá không cần thay nước mà vẫn giữ được nguồn nước trong sạch.
1. Cá Betta
Cá Betta hay còn được gọi là cá xiêm, cá lia thia, cá chọi, cá phướn, cá thia xiêm…Tên khoa học của loại cá này là betta splendens, được xếp vào bộ cá vược, ngoài ra chúng còn có họ với cá tai tượng. Vẻ đẹp của cá Betta ngày càng phong phú và đa dạng hơn, loài cá này có vẻ ngoài rực rỡ, cuốn hút và đầy sức sống. Nhiều người đam mê cá cảnh rất thích cá Betta, họ tìm nuôi và sở hữu chúng trong bộ sưu tập cá cảnh của mình. Đặc biệt loài cá này cũng đòi hỏi ít công chăm sóc hơn.
2. Cá mún Hà Lan
Cá mún hay còn được gọi là cá hòa lan, cá hột lựu, cá hồng mi…Tên tiếng Anh là platy fish, tên khoa học là Xiphophorus spp, cùng họ với cá bảy màu và phân bố tự nhiên ở vùng Trung Mỹ và Mexico. Loài cá này có màu sắc đa dạng, trong đó đáng chú ý là: đỏ, vàng, cam, đen…nhưng người chơi cá cảnh thường lựa chọn cá mún hòa lan màu đỏ. Đây là một loài cá đẹp, dễ nuôi, tốn ít thời gian chăm sóc.
3. Cá Bình Tích
Cá bình tích còn được gọi là cá bình trà, đây là loài cá nhỏ khá dễ nuôi, dễ thích nghi, dễ sinh trưởng, phát triển trong môi trường có oxi yếu. Nhờ đặc tính dễ nuôi, dễ thích nghi nên loại cá này được nhiều người nuôi cá cảnh yêu thích, chúng có tính hiền lành, sống theo từng đàn, sức sống tốt, khả năng sinh sản cao. Cá bình tích thích ăn rong rêu, ví dụ như: rêu đen, rêu tóc, tảo xanh…vì thế chúng cũng góp phần dọn dẹp vệ sinh trong bể nuôi, hồ nuôi. Cá bình tích khá đa dạng về màu sắc, ngoài 3 màu ban đầu là vàng cam, màu trắng và màu đen thì còn là sự pha trộn của các màu sắc trên. Hình dáng đuổi của chúng cũng ngày càng đa dạng hơn như: đuôi hình cánh buồm, đuổi càng cua…
4. Cá Hồng Kim Đuôi Kiếm
Cá hồng kim đuôi kiếm trên thân thường có màu đỏ hoặc một chút pha trộn của một số màu sắc khác như: cam đỏ, hồng đỏ…cá có chiếc đuôi nhọn hoắt hoặc dài trông như những cây kiếm. Loài cá này nhỏ, tính tình ôn hòa, dễ nuôi, dễ chăm sóc và dễ thích nghi với môi trường. Cá hồng kim đuôi kiếm là loài cá cảnh rất thích hợp để nuôi, phù hợp với mọi đối tượng yêu thích cá cảnh.
5. Cá Bảy Màu
Cá bảy màu hay còn có tên Guppy hay Milions fish, đây là loài cá phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam loại cá này được gọi với cá tên là cá bảy màu, chúng khá dễ nuôi, dễ thích nghi với môi trường xung quanh. Cá bảy màu đực có kích thước nhỏ hơn con cái, cá đực khi trưởng thành có kích thước từ 3 đến 3,5 cm còn cá bảy màu cái có kích thước nhỉnh hơn, tầm 4 đến 6cm. Chu kỳ sinh sản của cá bảy màu khá ngắn, số lượng của chúng nhân lên rất nhanh, cá thường sống theo từng đàn. Tuổi thọ của chúng kéo dài khoảng 2 năm, nếu điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thọ của chúng có thể lên đến 3 năm. Cá bảy màu thường ăn các loại sinh vật nhỏ hoặc rong rêu, để tiện chăm sóc thì người nuôi có thể cho chúng ăn các loại thức ăn nhỏ dạng viên.
Nuôi cá không cần thay nước sẽ giúp người nuôi tiết kiệm được thời gian và công sức, thậm chí có nhiều người vì thay nước quá nhiều khiến cá bị hút nước và chết. Để giữ gìn bể cá, hồ cá cảnh luôn trong sạch, nuôi cá không cần thay nước thì bạn cần làm một số điều sau:
Sử dụng hệ thống máy lọc nước tốt hoạt động 24/24h thì hồ cá mới trong sạch được 1 phần, ngoài ra bạn nên kết hợp sử dụng thêm các chế phẩm sinh học làm trong nước hồ cá, bể cá, các chế phẩm này làm tăng hiệu quả giữ gìn nước bể cá luôn trong sạch, hạn chế được mầm bệnh cho cá.
Chế phẩm sinh học sẽ có tác dụng tiêu hủy phân của cá thải ra và các chất cặn bã, thức ăn dư thừa trong hồ, bể hay các chất rắn lơ lửng trong nước, đồng thời tăng hàm lượng oxi trong nước cho cá. Giúp cho hồ cá, bể cá không bị rêu bám: Hồ cá, bể cá của người nuôi thường xuất hiện rêu xanh bám mà mắt thường không thể thấy được, khi dùng tay chà vào trong hồ sẽ thấy nhớt nhớt. Thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi cho cá cảnh, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, ngăn ngừa, phòng 1 số bệnh thường gặp ở cá cảnh.
Khi sử dụng các chế phẩm sinh học để làm trong nước hồ cá, bể cá thì người nuôi không nên sử dụng các chất khử trùng, thuốc kháng sinh trực tiếp vì làm như vậy sẽ giảm hoặc mất tác dụng của chế phẩm sinh học. Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều các loại chế phẩm sinh học làm trong nước hồ cá, bể cá tuy nhiên người nuôi cần tìm hiểu kỹ các sản phẩm uy tín trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn tính mạng cho cá cũng như làm trong nước hiệu quả.
Bài viết trên đã giải đáp cho những người mới nuôi cá cảnh, những người đam mê cá cảnh về việc “ nuôi cá gì ít thay nước ” và “ tác dụng của chế phẩm sinh học khi nuôi cá không cần thay nước ”, hy vọng các bạn sẽ chọn được cho mình những chú cá phù hợp để nuôi trong hồ cá, bể cá nhà mình cũng như cách xử lí nước trong hồ cá, bể cá.