Chăn nuôi là ngành chiếm tỉ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Ngoài những mô hình chăn nuôi truyền thống, có từ lâu đời thì ngày nay đã có rất nhiều ý tưởng chăn nuôi mới độc đáo, áp dụng khoa học kỹ thuật, mang đến lợi nhuận cao cho người chăn nuôi, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam. Việc tận dụng lợi thế là một đất nước nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi để từ đó sáng tạo ra những ý tưởng chăn nuôi mới là một hướng đi đúng đắn mà nhiều người đã lựa chọn để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Sau đây, hãy cùng Biogreen tìm hiểu một số ý tưởng chăn nuôi mới độc đáo qua bài viết dưới đây nhé!
Chăn nuôi vẫn luôn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển và dễ thực hiện ở Việt Nam khi mà ở những thành thị lớn, tỉ lệ cạnh tranh vô cùng cao, nhiều người đã “bỏ phố về quê”, làm giàu từ những ý tưởng chăn nuôi mới và cho kết quả tốt.
1. Ý tưởng chăn nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ
Chim yến là loại chim có đặc trưng riêng biệt, không đậu ở nơi khác trừ tổ của chính mình, dù kiếm ăn xa thì ban đêm chúng cũng sẽ tìm đường về nhà. Việc nuôi chim yến trong nhà giúp người nuôi không tốn các khoản chi phí về thức ăn và không lo hao hụt về số lượng chim. Nuôi chim yến có khả năng bền vững ổn định bởi khi chúng đã chọn nhà nào làm tổ thì chúng sẽ không thay đổi trong suốt quãng đời còn lại, vì vậy sẽ tránh được những rủi ro. Cá thể chim yến sẽ tăng lên gấp 3 so với lúc đầu nếu người nuôi chăm tìm tỏi, biết cách bảo tồn giống, lợi nhuận thu về từ việc nuôi yến là rất lớn.
Mô hình nuôi khép kín này có đầy đủ nguồn cung thức ăn, nguồn giống và đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường xung quanh bằng việc khử trùng, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi. Sự chuyên môn hóa trong chăn nuôi lợn này được thể hiện bằng việc tận dụng tối đa các thành tựu công nghệ, cắt giảm nguồn nhân lực triệt để mà vẫn đảm bảo hiệu quả, sử dụng hệ thống thang máy hiện đại để di chuyển lợn giống và lợn thương phẩm trong quá trình nhập đàn và xuất chuồng. Mô hình nuôi lợn trên nhà cao tầng giúp tiết kiệm tối đa diện tích, góp phần bảo vệ môi trường bởi quy trình xử lý nghiêm ngặt, các khâu từ chọn giống, thức ăn, xử lý chất thải diễn ra khép kín và cũng một khoảng không gian cố định.
Cà cuống thường sống ở vùng ao hồ, đồng ruộng, đây không chỉ là một nguyên liệu được sử dụng trong ẩm thực mà tinh dầu có trong cà cuống còn giúp kích thích thần kinh, tạo hưng phấn và hỗ trợ tốt cho quá trình sinh sản. Hiện nay, mô hình nuôi cà cuống chuyên biệt để lấy tinh dầu đang ngày càng được áp dụng và nhân rộng. Trung bình một con cà cuống thu được 0,02 ml tinh dầu, lượng tinh dầu ở cà cuống đực gấp 20 lần con cái. Thu tinh dầu cà cuống bằng cách tách 2 chân của chúng rồi gập nhẹ bụng xuống sẽ xuất hiện hai túi tinh dầu, bạn nên dùng dụng cụ chuyên dụng nhẹ nhàng lấy túi tinh dầu cho vào lọ hoặc chai để bảo quản nơi kín đáo và sạch sẽ. Bán tinh dầu cà cuống đem lại lợi nhuận khá tốt cho người nuôi.
4. Nuôi bò Kobe theo tiêu chuẩn Nhật Bản là ý tưởng chăn nuôi cần nhân rộng
Trái với quy trình nuôi bò bằng thức ăn công nghiệp bình thường, thức ăn cho bò Kobe được các chuyên gia Nhật Bản lựa chọn và xây dựng khẩu phần hoàn toàn từ thức ăn thô như: cỏ trồng, bã mía, lõi ngô lên men, gạo tấm và một số chất dinh dưỡng bổ sung chuyên biệt để cho thịt bò thương phẩm săn chắc, đủ chỉ tiêu về hàm lượng dinh dưỡng một cách đúng quy chuẩn nhất.
Toàn bộ quá trình xây dựng chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi bò Kobe sẽ được chính các kỹ sư người Nhật chuyển giao lại. Đặc biệt mỗi khi đến giờ ăn trong trang trại bò sẽ được phát những bản nhạc giao hưởng truyền cảm, hình thành phản xạ cho bò Kobe là khi nhạc phát lên chúng sẽ biết đường tìm đến nguồn có thức ăn. Với ý tưởng chăn nuôi này, chi phí đầu tư ban đầu về chuồng trại, giống, thức ăn, trang thiết bị khá cao tuy nhiên lợi nhuận đem lại cũng khá lớn.
5. Nuôi trăn đột biến làm cảnh
Mỗi con trăn đột biến sẽ có giá thành cao hơn gấp hàng chục lần so với những loại trăn thông thường. Trăn non khi mới nở ra đã có mức giá thấp nhất là từ 2-3 triệu, sau thời gian chăm sóc, trọng lượng của chăn sẽ thay đổi, mỗi con trăn đột biến sẽ có giá thành lên tới 20-40 triệu đồng. Nhu cầu của thị trường về trăn cảnh khá lớn nên bà con cũng không cần phải quá lo lắng về đầu ra của sản phẩm. Ý tưởng chăn nuôi mới này mang lại lợi nhuận cao tuy nhiên các cơ quan chức năng cần phải bảo tồn và biết cách nhân rộng mô hình này để cải thiện đời sống cho người dân.
6. Nuôi dơi diệt muỗi và làm phân bón
Đặc tính của dơi là sau khi kiếm mồi sẽ quay về tổ để nhả phân nên sẽ thu được lượng phân hữu cơ khá lớn vào mỗi sáng. Phân dơi không chỉ được sử dụng trực tiếp trong nông nghiệp mà còn có thể bán và mang lại nguồn thu lớn. Nuôi dơi còn giảm đáng kể lượng muỗi, tạo môi trường trong sạch, tránh các bệnh như: sốt rét, sốt xuất huyết. Ý tưởng chăn nuôi dơi này cần được bảo tồn và mở rộng thêm ở các vùng quê.
Trong nhiều năm trở lại đây, dế được coi là đặc sản và xuất hiện trong bữa ăn của một số gia đình. Dế sinh sống trong môi trường tự nhiên không thể đủ để đáp ứng nhu cầu của các thực khách, đặc biệt là ở các nhà hàng, khách sạn vì thế mô hình chăn nuôi dế đã được ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Nuôi dế để bán dế thịt thương phẩm cũng là cách để tạo ra thu nhập cho người nuôi, giá của mỗi kg dế có thể từ 200-250 nghìn đồng/kg tùy vào từng thời điểm.
Trên đây là 7 ý tưởng chăn nuôi mới độc đáo đã được áp dụng và cho kết quả cao ở nước ta, ngoài những ý tưởng chăn nuôi này, bà con có thể sáng tạo ra những mô hình chăn nuôi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại nguồn lợi nhuận cao để cải thiện đời sống kinh tế cho gia đình cũng như góp phát triển kinh tế chung cho toàn đất nước.