HOTLINE TƯ VẤN 0972.867.686

Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt mang lại năng suất cao

Hiện nay, nhờ có kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt đã đưa ngành nuôi tôm ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, trở thành nghề trọng điểm mang lại lợi nhuận cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kỹ thuật và quy trình chăm sóc nuôi tôm nước ngọt để giúp ngành này cạnh tranh được trên thị trường nông sản. 

Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt

Tôm nước ngọt là tôm đồng hay tôm sông, chúng chủ yếu sống ở các khu vực nước ngọt như: ao, hồ, sông, suối…loại tôm này có kích thước nhỏ và trung bình, là nguồn thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam. Tôm nước ngọt có thịt rất thơm, mềm, có vị ngọt, có thể chế biến thành nhiều món ăn. Tôm nước ngọt được nuôi rất nhiều ở các tỉnh miền Bắc có giá trị kinh tế cao, thời gian nuôi tương đối ngắn và sức đề kháng tốt. Dưới đây là một số kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt:

1. Chuẩn bị ao để nuôi tôm nước ngọt

Ao nước ngọt nuôi cá có thể cải tạo nuôi tôm tuy nhiên tôm không chịu được nước thiếu oxy, khi lột xác thì nằm xuống đáy ao, do đó cần chọn ao có chất nước trong, không độc hại hay ô nhiễm, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước dễ dàng, bùn lắng, nguồn điện thuận tiện. Ao tương đối màu mỡ, gần nguồn nước, có thể thường xuyên tháo nước mới vào ra hoặc nguồn điện thuận tiện, có thể tăng lượng oxy bằng máy móc thiết bị cũng có thể chọn để nuôi tôm. Tuy nhiên, nếu ao quá màu mỡ, tôm thường xuyên nổi đầu, không có nguồn nước và nguồn điện thì không nên chọn để nuôi tôm.

Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt mang lại năng suất cao 1

Chuẩn bị ao và xử lý nước trong ao nuôi tôm

2. Xử lý nước trong ao và gây màu nước ao

Đây là bước quan trọng trong kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt mà ít người để ý. Trước khi thả tôm nên rút cạn nước trong ao, để cho đáy ao được phơi nắng, tu sửa bờ ao và cống (cửa) cấp thoát nước, dọn sạch bùn lắng, cỏ tạp, dùng thuốc tiêu độc triệt để cho ao để diệt trừ sinh vật hại cho tôm.

Để nuôi tôm bạn cần gây màu nước trong ao, nước quá đục sẽ khiến tôm không thể sống sót nổi. Phân vi sinh được sử dụng để gây màu hiệu quả, bạn có thể tự ủ phân vi sinh nhưng sẽ tốn nhiều thời gian. Với những người nuôi tôm chuyên nghiệp thường mua phân vi sinh để sử dụng, đợi khi nào nước trong đến khoảng 40cm tính từ bề mặt là được.

3. Chăm sóc chất nước

Sau 7 – 10 ngày dọn sạch ao nuôi thì tháo nước vào (lưu ý cần lắp thêm một tấm lưới lọc ở cửa cấp thoát nước để ngăn chặn sinh vật hại theo nước vào ao).

Tôm con còn yếu nên khả năng bơi và tìm kiếm thức ăn kém, chủ yếu là ăn động vật phù du và côn trùng thủy sinh thân mềm vì vậy thức ăn tự nhiên trong ao nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của tôm. Sau khi dọn sạch ao cần bón từ 0,3 – 0,45kg phân chuồng đã ủ chua/1m2 ao hoặc bón 2 – 4g phân đạm và 0,2 – 0,4g phân lân/m3 nước để nuôi dưỡng sinh vật phù du trong ao làm cho nước ao có màu xanh nâu hay xanh vàng. Tùy vào tình hình chất nước để bón phân cho thích hợp.

4. Chọn giống tôm

Để có được mẻ xuất tôm chất lượng và đạt hiệu quả cao thì phải lựa chọn tỉ mỉ từ trong giai đoạn lựa giống. Chọn các con tôm giống khỏe mạnh, cần dùng phản ứng khuếch đại gen – PCR để kiểm tra xem tôm có mắc bệnh dịch nào không. Tôm chuẩn kích thước đều nhau, không cần mua con quá to hay quá nhỏ. Tổng kích thước tôm phải đúng với độ tuổi thì sau này mới thuận lợi trong quá trình quan sát sự phát triển.

Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt mang lại năng suất cao 2

Chọn giống tôm khỏe mạnh đều nhau

5. Phương pháp thả giống

Thả đúng kỹ thuật sẽ làm tăng tỷ lệ sống của tôm, nên thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không nên thả vào lúc trời mưa hay điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp. Thả tôm vào đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao. Tôm khi mới được chuyển về thả trên mặt ao trong khoảng 10 – 15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bọc, sau đó mở bọc cho tôm bơi ra từ từ. Cần làm cầu gần mặt nước để có thể mở bọc tôm dễ dàng, tránh lội xuống làm đục nước ao. Mật độ thả giống quảng canh sẽ khoảng 5 – 10 con tôm giống/m2, mật độ thâm canh sẽ có khoảng 25 – 40 con tôm giống/m2.

Quy trình chăm sóc tôm nước ngọt

Quy trình chăm sóc tôm nước ngọt quyết định đến sản lượng của tôm nên cần được đầu tư và chú trọng.

Thức ăn: Tôm cần được bổ sung những chất dinh dưỡng tốt nhất, thường xuyên phải điều chỉnh lượng thức ăn theo mức độ lớn dần của tôm. Để thực hiện chính xác bạn cần quan sát kích thước, mức độ ăn nhiều hay ít.

Kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt mang lại năng suất cao 3

Thức ăn góp phần trong kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt

Bữa ăn: Mỗi ngày cho tôm ăn khoảng 5 bữa, cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin để chúng phát triển mạnh mẽ. 

Kiểm soát nước: Cần phải cân bằng độ pH của nước hàng ngày, hàng tuần. Độ mặn, độ chua, nồng độ oxy, các khí độc, tảo, vi khuẩn, rác thải…những yếu tố này cần phải được so sánh và kiểm định hàng ngày. Một tuần phải thay nước 30%/lần để đảm bảo sức khỏe của tôm.

Gây màu nước: Thường xuyên lên định kỳ bóng vi sinh để cân bằng màu nước, không để nước quá đục hoặc quá trong.

Bảo vệ tôm: Tôm rất dễ bị tấn công bởi những sinh vật khác như: cua, cá lớn, những con vật tấn công từ bên ngoài ao vì vậy bạn nên sử dụng lưới để vây quanh tôm.

Quạt nước: Quá trình này thực hiện tùy thuộc vào độ tuổi của tôm nước ngọt. Trong 5 tuần đầu bạn chỉ cần bật quạt nước 1 giờ/ngày, từ 6 – 8 tuần tiếp theo tăng lên khoảng 3 giờ/ngày. Từ 9 – 12 tuần tiếp theo tăng lên khoảng 6 giờ/ngày, từ tuần 13 – 15 tuần tiếp theo tăng lên khoảng 9 giờ/ngày, từ 15 tuần đến thu hoạch bật 11 giờ/ngày. 

Thu hoạch tôm nước ngọt: Tùy từng loại tôm mà có thời gian nuôi khác nhau nhưng dao động từ 3 – 4 tháng là có thể bắt đầu thu hoạch tôm, có thể đạt từ 60 – 65 con/kg. Bạn có thể thu hoạch tỉa những con to trước hoặc thu hoạch đồng loạt.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức về kỹ thuật nuôi tôm nước ngọt và quy trình chăm sóc chúng để bạn áp dụng vào thực tế nuôi trồng, tăng năng suất chất lượng tôm đem lại hiểu quả kinh tế cao.

0972.867.686

×

Đăng ký đặt hàng