HOTLINE TƯ VẤN 0972.867.686

Kỹ thuật nuôi cá quả trong bể bạt cho thành phẩm tốt

Hiện nay nuôi cá quả trong bể lót bạt đang là giải pháp nuôi trồng phổ biến, mang lại lợi ích cho người nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình được áp dụng trên nhiều địa phương và dễ triển khai, kỹ thuật đơn giản, thời gian thu hoạch nhanh mà vẫn đảm bảo được chất lượng và trọng lượng của cá. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi cá quả trong bạt, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

1. Thiết kế bể bạt nuôi cá lóc

1.1. Diện tích bể lót bạt

Bể thường được xây với diện tích từ 30 – 100m², khi xây bể với diện tích này đủ để ngăn bể thành nhiều bể nhỏ khác, vì vậy công việc chăm sóc cá giống được thuận tiện và dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, việc ngăn tách thành từng bể nhỏ cũng giúp người nuôi dễ dàng tách cá có trọng lượng nhỏ hơn ra một bể riêng. Việc tách cá nhỏ, cá lớn ra từng bể tránh việc chúng bị xây xát và ăn thịt lẫn nhau.

Kỹ thuật nuôi cá quả trong bể bạt cho thành phẩm tốt 1

Diện tích bể nuôi quyết định đến mật độ thả để tiện chăm sóc cá

1.2. Chiều cao của bể

Lượng nước phù hợp thường được duy trì khoảng 0,5 – 1m vì thế chiều cao của bể thường khoảng 1,2 – 1,5m. Với chiều cao bể này, người nuôi có thể dễ dàng bố trí được ống chống tràn cho bể nuôi. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường mà người nuôi có thể lựa chọn bể nổi hoặc bể chìm để nuôi cá quả.

1.3. Chuẩn bị nền đáy

Bề mặt xây dựng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, tạo độ bằng phẳng, đầm nện kỹ, mặt đáy có độ dốc về phía ống thoát nước để quá trình xả thải, vệ sinh bể được tiến hành dễ dàng.

1.4. Lót bể

Nên sử dụng loại bạt chống thấm để lót bể. Trong quá trình thi công, người nuôi cần cẩn thận để tránh làm bạt bị thủng, rách bạt. Phía trên bể cần trang bị lưới để bảo vệ, tránh tình trạng cá nhảy ra bên ngoài. Xây dựng thêm mái che để giúp nhiệt độ của môi trường nước được ổn định. Ngoài ra, bể nuôi cá quả còn cần được thiết kế ống thoát nước và cấp nước riêng biệt.

2. Kỹ thuật nuôi cá quả trong bể bạt

Cá quả là loài cá dữ, có sức cạnh tranh thức ăn cao, ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi và chăm sóc. Vì vậy, các khâu từ chọn giống, thả giống, chăm sóc cá đều phải được tiến hành kỹ lưỡng.

2.1. Chọn giống

Để tiết kiệm thời gian đầu tư, chăm sóc cũng như tạo ra cá thành phẩm, bà con cần chọn giống kỹ càng, mua ở những nơi uy tín, những trại cá giống cho sản sinh nhân tạo có nguồn gốc rõ ràng. Chọn con giống cần đảm bảo những yêu cầu: 

– Cá cùng kích cỡ

– Không bị xây xát

– Cá bơi nhanh, khỏe, không lờ đờ, bơi theo đàn

– Không có các triệu chứng bệnh

– Cá có màu sắc đặc trưng của loài

2.2. Chuẩn bị nguồn nước thả nuôi cá quả trong bể

Một trong những lưu ý quan trọng mà người nuôi cần phải chú ý là nguồn cấp nước cần đảm bảo chất lượng, là nguồn ngước sạch, đã qua xử lý. Thông thường trước khi thả cá khoảng 4 ngày, bể lót bạt cần được cấp – xả nước nhiều lần để làm sạch bể, loại bỏ tạp chất, xử lý mùi hóa chất có trên bạt. Để khử trùng, làm sạch nước, người nuôi có thể sử dụng những loại thuốc chuyên dụng cho xử lý trong nuôi nuôi trồng thủy sản như: flo, axit, cloviren, cetanic. Lượng nước được cho vào bể cần đạt tiêu chuẩn độ sâu 0,6m; sau đó tiếp tục cấp thêm vào bể một lượng vừa đủ sao cho bể đạt 0,8 – 1m. Việc xử lý tốt nguồn nước nuôi sẽ giúp cho cá phát triển nhanh, hạn chế các mầm bệnh, tạo môi trường nuôi trồng tốt.

2.3. Thả cá quả giống vào bể lót bạt

Khi thả cá chuối vào bể nuôi sẽ dẫn đến sự thay đổi về môi trường nước nên cá rất dễ bị sốc nhiệt. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, người nuôi nên thả cá chuối vào buổi sáng sớm hoặc khi chiều mát, không nên thả cá giống vào bể bạt khi thời tiết quá nắng nóng hoặc khi trời đang mưa.

Cá trước khi thả vào bể cần được xử lý mầm bệnh, loại bỏ ký sinh có trên cơ thể cá giống, người nuôi có thể tham khảo thêm các phương pháp tắm cá hoặc có thể sử dụng thuốc xử lý chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản.

2.4. Mật độ thả cá quả giống vào bể

Mật độ nuôi cá quả thương phẩm trong bể bạt tùy thuộc vào chiều sâu nước của bể. Nước bể càng sâu thì mật độ nuôi càng cao, nước bể càng thấp thì nuôi mật độ thấp để tránh ô nhiễm nước. 

Thời gian ban đầu: 120 con/m²

Sau 1 tháng nuổi: 100 con/m², nên lọc chọn cá đồng kích cỡ

  • Thời gian ban đầu: 120 con/m²
  • Sau 1 tháng nuôi: mật độ 100 con/m², nên lọc cá đồng kích cỡ.

2.5. Chăm sóc cá quả

Người nuôi cần thường xuyên quan sát, theo dõi để phòng trừ bệnh ở cá quả kịp thời. Khi nuôi cá quả trong bể lót bạt thường dễ gặp các bệnh sau:

– Bệnh lở loét: Để phòng trừ bệnh này, người nuôi cho cá quả bổ sung vitamin C vào thức ăn theo liều lượng 5 – 10g/kg thức ăn.

– Bệnh trắng da: Khi vẫn chuyển làm cá xây xát, nuôi với mật độ quá dày là lý do khiến cá  bị mắc bệnh trắng da. Để khắc phục tình trạng này, người nuôi cần cẩn thận trong khâu vận chuyển, nuôi cá với mật độ vừa phải.

– Bệnh ngoại ký sinh trùng: Cá giống trước khi thả nuôi nên tắm cho cá bằng nước muối 2 – 3% trong thời gian 10 – 15 phút.

– Phòng ngừa giun sán cho cá quả: Người nuôi nên bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất, vitamin vào khẩu phần thức ăn. Khi cá lớn định kỳ 1 – 2 tháng nên tẩy giun, hoặc trộn vào thức ăn, cho cá ăn liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày với liệu lượng 2 – 3g/kg.

2.6. Lợi ích của việc nuôi cá quả trong bể bạt

Thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch cá.

Dễ dàng làm vệ sinh trong quá trình nuôi và sau khi thu hoạch.

Thời gian quay vòng thời vụ nhanh chóng.

Bảo vệ môi trường bể nuôi cá quả tốt hơn.

Chi phí thi công và lắp đặt thấp hơn so với các kỹ thuật cá.

Sản lượng cá thành phẩm ổn định và đạt chất lượng cao hơn.

Kỹ thuật nuôi cá quả trong bể bạt cho thành phẩm tốt 2

Nuôi cá quả trong bạt mang lại hiệu quả cao (ảnh: Tạp chí KH và CN Việt Nam)

Trên đây là kỹ thuật nuôi cá quả trong bể bạt, người nuôi có thể áp dụng để chăn nuôi cá quả thành phẩm chất lượng cao, cho được sản lượng cao, giá thành tốt.

0972.867.686

×

Đăng ký đặt hàng