HOTLINE TƯ VẤN 0972.867.686

Đau họng về ban đêm – Nỗi lo về sức khỏe của mọi người

Đau họng ban đêm không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Đau họng về đêm sẽ làm bạn khó ngủ do đó giấc ngủ không được đảm, khiến bạn vô cùng khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những nguyên nhân đau họng về ban đêm và cách điều trị đau họng về đêm chúng để hạn chế tình trạng này.

1. Nguyên nhân khiến bạn bị đau họng ban đêm

Đau họng về ban đêm khiến bạn cảm thấy khó chịu ở cổ họng, đau họng, kèm theo cảm giác ngứa cổ họng. Điều này có thể do họng bị tổn thương hoặc do nhiễm trùng gây ra, sau đây là những nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng đau họng về đêm:

1.1. Dị ứng

Đây là hiện tượng hệ miễn dịch của cơ thể mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài như: bụi bặm, khói thuốc, thực phẩm, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật…Triệu chứng này có thể khiến bạn bị đau rát cổ họng vào ban đêm, gây nên một số tình trạng như: chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì, ho…ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Đau họng về ban đêm - Nỗi lo về sức khỏe của mọi người 1

Đau họng về đêm do dị ứng là một trong những triệu chứng nhiều người mắc phải

1.2. Không khí trong nhà khô

Không khí trong nhà thiếu độ ẩm là nguyên nhân khiến niêm mạc mũi và họng bị kích ứng gây nên tình trạng viêm họng. Lúc này bạn sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng kèm theo những cơn ho kéo dài vào ban đêm. Đặc biệt là thời điểm mùa đông lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp.

1.3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là GERD, là tình trạng acid được điều tiết quá nhiều trong dạ dày gây trào ngược. Lúc này các cơ thắt ở đáy thực quản quá yếu để có thể đóng chặt lại như bình thường khiến acid bị đẩy ra khỏi dạ dày lên vùng thực quản gây nóng rát cổ họng. Về lâu dài, chúng sẽ gây kích thích khiến niêm mạc họng bị tổn thương.

1.4. Bị căng cơ

Thông thường, hiện tượng căng cơ ở cổ họng xảy ra khi bạn nói quá to, nói nhiều hoặc la hét với cường độ lớn trong ngày. Việc làm này có thể khiến bạn bị đau họng về đêm.

1.5. Viêm nắp thanh quản

Viêm nắp thanh quản là hiện tượng một sụn nhỏ của nắp khí quản chặn dòng chảy của không khí vào phổi dẫn đến viêm và sưng. Viêm nắp thanh quản sẽ gây những cơn đau họng về đêm. Do đó bạn cần điều trị ngay lập tức, một số triệu chứng của viêm nắp thanh quản: khó thở, khó nuốt, giọng nói bị khàn…

1.6. Viêm xoang

Viêm xoang tiết ra rất nhiều dịch nhầy, tuy nhiên thay vì chảy ra bằng đường mũi thì chúng sẽ chảy từ hốc xoang vào phía sau cổ họng. Lúc này các vi khuẩn nhiễm trùng có trong dịch nhầy sẽ kích ứng và làm tổn thương niêm mạc họng dẫn đến viêm. Viêm xoang có rất nhiều triệu chứng trong đó có xuất hiện ho và đau họng về ban đêm.

Đau họng về ban đêm - Nỗi lo về sức khỏe của mọi người 2

Viêm xoang là tình trạng bệnh phổ biến gây ra đau họng về đêm

1.7. Bệnh hen suyễn

Dấu hiệu đau họng ban đêm có thể là cảnh báo về bệnh hen suyễn. Những người mắc căn bệnh này thường ho khan liên tục gây đau rát cổ họng. Không chỉ vậy, bệnh hen suyễn còn gây khó thở và xuất hiện tiếng rít khọt khẹt.

1.8. Thiếu sắt

Thiếu sắt cũng là một nguyên nhân khiến bạn ho nhiều về đêm dẫn đến đau rát họng. Tình trạng này xảy ra do thiếu sắt, cổ họng bị sưng, gây ho và đau họng.

1.9. Viêm họng do virus hoặc vi khuẩn

Viêm họng do vi khuẩn và virus gây ra có thể gây đau họng về đêm. Nguyên nhân có thể do liên cầu khuẩn, cảm cúm, cảm lạnh hoặc viêm amidan. Một số dấu hiệu viêm họng do nhiễm trùng vi khuẩn, virus: viêm và sưng amidan, đau họng, sốt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, yếu cơ,…

2. Cách điều trị tình trạng đau họng về đêm

Khi gặp phải tình trạng đau họng về ban đêm, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để điều trị tại nhà:

2.1. Sử dụng nước muối để súc miệng

Nước mối giúp làm tăng độ ẩm và ấm trong niêm mạc họng, hỗ trợ điều trị đau họng vào ban đêm, chúng giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể sử dụng nước muối ấm để súc miệng sau mỗi lần đánh răng. Các lưu ý khi sử dụng cách làm này:

Không súc nước muối quá mặn, nên đảm bảo nước muối súc hợp vệ sinh. Tốt nhất nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% đóng sẵn bán tại các nhà thuốc.

Súc miệng trong khoảng 10 – 15 giây thì nhổ ra.

Mỗi lần nên súc từ 2 – 3 lần.

Không nuốt nước muối khi đáng súc miệng.

2.2. Dùng mật ong nguyên chất

Một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị ngứa cổ và ho là sử dụng mật ong bởi chúng có tác dụng giảm viêm và kích ứng, kháng khuẩn hiệu quả. Bạn nên uống mật ong vào mỗi buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn.

2.3. Vệ sinh sạch sẽ mũi và họng

Vệ sinh mũi và họng là cách khắc phục tình trạng người bệnh cảm thấy khó chịu, bạn sử dụng nước nuối sinh lý, điều này giúp giảm hiệu quả các lượng virus, vi khuẩn gây bệnh.

Đau họng về ban đêm - Nỗi lo về sức khỏe của mọi người 3

Vệ sinh mũi, họng là cách để giảm đau họng về ban đêm hiệu quả

2.4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế đồ ăn giàu vitamin và khoáng chất, protein không những giúp tăng cường khả năng tái tạo năng lượng cho cơ thể mà còn giúp bệnh nhanh chóng bình phục. Bạn cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C và E để tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại mầm bệnh, giảm đau rát ở vòm họng. Tuyệt đối không uống rượu bia.

2.5. Sử dụng trà thảo dược

Bạn có thể sử dụng một số loại trà thảo dược như: trà chanh, gừng, cam thảo cùng một ít mật ong sẽ giúp cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh.

Nếu nguyên nhân gây đau họng là do không khí khô, bạn có thể giảm đau bằng cách sử dụng máy tạo ẩm vào ban đêm sẽ giúp giảm khô mũi và niêm mạc họng. Trong trường hợp đau họng vào ban đêm do căng cơ, cách tốt nhất để giảm viêm là bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế nói nhiều. Khi bạn bị đau họng do bệnh trào ngược dạ dày, để điều trị bệnh bạn nên kiểm soát trào ngược bằng các loại thuốc có bán tại quầy thuốc. Còn đối với đau họng về đêm do nhiễm khuẩn, bạn nên uống thuốc do bác sĩ kê đơn. Hoặc trong một số trường hợp bệnh do amidan bạn có thể dùng thuốc chống viêm steroid để điều trị, nếu amidan quá phát chuyển nặng, phẫu thuật chính là giải pháp hữu hiệu để loại bỏ viêm và đau.

Bài viết trên đã chỉ ra những nguyên nhân gây đau họng ban đêm và cách điều trị tình trạng đau họng về đêm. Bạn có thể tự điều trị cho mình và những người thân bằng thuốc hoặc các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo bệnh mau khỏi và không gây biến chứng, bạn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

0972.867.686

×

Đăng ký đặt hàng