HOTLINE TƯ VẤN 0972.867.686

Có nên chăn nuôi lợn (heo) rừng để phát triển kinh tế?

Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn rừng đang khá phổ biến ở các địa phương, có nơi số lượng heo rừng lên đến hàng trăm, hàng nghìn con hoặc lẻ tẻ vài ba con. Những  món ăn từ thịt heo rừng rất thơm ngon, bổ dưỡng mà giá bán cao hơn nhiều so với thịt lợn thường. Nhiều hộ dân thắc mắc “có nên chăn nuôi lợn rừng” không thì câu trả lời là có, bởi chúng đem lại giá trị kinh tế cao. Dưới đây là kĩ thuật chăn nuôi heo rừng, bà con cùng đọc và tìm hiểu nhé!

Đặc điểm sinh học, chất lượng thịt của lợn rừng

Lợn rừng có da, lông màu đen hoặc nâu xám, lông da khô, lông gáy dài và cứng. Cứ 3 lỗ chân lông lại mọc chụm vào nhau như một khóm lúa, ở lợn đực trưởng thành có 4 răng nanh to, chắc, khỏe. Răng nanh có hình tam giác, màu trắng ngà, đầu răng nanh nhọn, cong vểnh ở 2 bên mép. Lợn rừng cái động dục vào lúc 6 – 7 tháng tuổi (20 – 27kg). Thời gian gian mang thai giống như lợn nhà, từ 112 – 117 ngày. Lợn rừng cái có từ 8 – 10 vú, mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lưa 5 – 10 con. Lợn con sơ sinh nặng từ 0,5 – 0,9 kg, có lông màu nâu vàng, điểm những sọc vàng hoặc sọc trắng ở dọc sườn và lưng. Các vệt sóc sẽ mất dần khi lợn đạt từ 12kg trở lên và mất hẳn khi 17 – 18kg (khoảng 3 tháng tuổi).

Heo rừng là loại động vật hoang dã ngoài tự nhiên, được con người thuần chủng và nuôi tại nhà. Thịt heo rừng có vị thơm ngon đặc trưng, nhiều nạc, ít mỡ, hàm lượng cholesterol thấp, mang hương vị của núi rừng, được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Kỹ thuật chăn nuôi heo rừng

1. Chọn giống chăn nuôi lợn rừng

Con giống cần đảm bảo có nguồn góc xuất xứ rõ ràng, phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Lợn rừng mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng tối thiểu 14 ngày trước khi nhập đàn.

1.1 Chọn heo đực giống

Lợn đực giống cần mua về lúc chúng được khoảng 6 tháng tuổi và chỉ sử dụng khi chúng đạt ít nhất 7 – 8 tháng tuổi. Không nên sử dụng lợn đực giống non vì ảnh hưởng đến chất lượng đời sau. Một số đặc điểm cần lưu ý khi chọn heo đực giống:

Mặt dài, lưng thẳng, đầu thanh, bụng thon đều không bị sệ.

4 chân đều thẳng, cao và vững chắc, phần lông bơm dựng đứng, chạy dài từ cổ tới lưng.

Phần tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối, có độ đàn hồi cao.

Lợn đực giống cần phải mang tính hung hãn, dữ tợn.

1.2 Chọn heo nái giống

Chọn mua đàn lợn nái hậu bị khi chúng được 4 – 6 tháng tuổi. Từ đàn lợn nái hậu bị này, bà con tiến hành sàng lọc kiểm tra để chọn ra lợn nái sinh sản.

Chọn những con lợn nái khỏe mạnh, không khuyết tật. Chú ý 3 bộ phận quan trọng nhất cần quan tâm khi chọn lợn nái giống là: cơ quan sinh dục, khung xương và vú. Bà con có thể chọn lợn nái giống với những đặc điểm sau:

Phần cơ quan sinh dục: cơ quan sinh dục phát triển bình thường về cả hình dáng và hoạt động.

Tuyến vú: chọn những con có đủ số vú để nuôi đàn đông con. Thông thường lợn rừng có 5 đôi vú xếp đều đặn mỗi bên, những con có vú cong vệnh, lệch, khô sẽ không được chọn.

Khung xương: phần khung xương và 4 chân phải chắc khỏe, linh hoạt và nhanh nhẹn. Không nên chọn những con có chân yếu, khung xương nhỏ bởi sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi con sau này.

2. 2 kiểu chăn nuôi lợn rừng

2.1 Chăn nuôi heo rừng thả rông

Với đặc tính sống hoang dã nên cách nuôi thả rông được nhiều bà con lựa chọn. Diện tích của các trang trại lợn rừng thường lên tới vài trăm đến vài nghìn mét vuông. Sử dụng để làm lán trại, đồng thời để trồng rau củ làm thức ăn cho chúng. Xung quanh trang trại cần xây tường bao hoặc quây kín bằng lưới B40, cần cạp kĩ phần sát mặt đất, tránh lợn rừng đào đất chui ra, lưới hoặc tường phải đủ cao để chúng không nhảy qua. Trong khu nuôi nên trồng nhiều cây cối để lợn chui rúc, có thể làm nhà lều nhỏ, lợp mái rơm, cỏ hoặc lá cọ. Tường vây có thể làm bằng các tấm fibro xi măng, hở lối ra vào. Nền chuồng có thể là đất pha cát, đắp cao để tránh trũng nước, có thể lót rơm rạ, cỏ khô. Bà con cần bố trí các hố nước cho lợn tắm, chuẩn bị máng ăn và máng uống đầy đủ.

2.2 Chăn nuôi lợn rừng kiểu xây chuồng

Chuồng nuôi cần có mái che, đảm bảo không bị nước mưa hắt ướt nền chuồng tuy nhiên vẫn phải đủ ánh sáng vào chuồng. Nền có thể để nền đất để lợn dũi, có thể ngăn ô riêng biệt, mỗi ô rộng từ 4 – 6m2 và chỉ nhốt 1 – 2 con. Nếu khu nuôi lớn, bà con có thể chia nhiều ô và ở giữa chừa lại lối đi để tiện chăm sóc. Chuồng chăn nuôi heo rừng có thể xây bằng gạch, quây bằng gỗ hoặc lưới B40.

Có nên chăn nuôi lợn (heo) rừng để phát triển kinh tế?

Chăn nuôi lợn (heo) rừng (Ảnh: baodantoc.vn)

3.Thức ăn cho chăn nuôi lợn rừng

3.1 Rau xanh cho heo rừng

Thức ăn cho chăn nuôi heo rừng khá đa dạng, dạ dày và hệ thống tiêu hóa của chúng rất tốt. Chúng ăn được nhiều loại thức ăn như: thân, lá cây nói, các loại củ quả, trái cây rụng, thân lá cây chuối, quả chuối, thân cây ngô…Thức ăn nuôi lợn rừng phong phú, dễ kiếm, giá thành rẻ, bà con có thể sử dụng các loại cây thuốc nam để cho lợn rừng ăn giúp hạn chế bệnh tật như: cây hoàng ngọc, cây cỏ voi, cây nhọ nồi, cây khổ sâm…

3.2 Thức ăn khô cho heo rừng

Thức ăn tinh bột gồm: ngô, khoai sắn, cám gạo, bột đậu tương, cơm và thức ăn thừa…được nấu lên rồi trộn với rau bèo, thân lá để cho lợn ăn.

Thức ăn bổ sung nguồn đạm bao gồm: giun quế, các loại cá khô…

Thức ăn cần đảm bảo an toàn trước khi cho heo ăn, không bị ẩm mốc, không bị sâu mọt, không có mùi lạ hay vón cục, các thành phần thức ăn trước khi phối trộn cần được nghiền nhỏ. Ngoài ra có thể sử dụng thức ăn công nghiệp dạng bột hay dạng viên để cung cấp cho heo rừng thức ăn giàu đạm hơn, các chất dinh dưỡng cân đối hơn để giúp chăn nuôi heo rừng tăng trưởng nhanh.

4.Phòng trừ bệnh và tiêm phòng cho lợn

4.1 Phòng trừ bệnh cho lợn

Cần phải thường xuyên tẩy rửa, khử uế chuồng nuôi. Sau mỗi lứa nuôi, cần vệ sinh sạch sẽ chuồng và để chuồng nghỉ ngơi 3 – 5 ngày trước khi thả lứa tiếp theo. Lợn mới mua về cần phải nhốt ở khu vực riêng khoảng nửa tháng trước khi cho nhập đàn, hạn chế người và vật lạ vào khu vực nuôi, tránh làm lợn hoảng loạn cũng như ngăn mầm bệnh đưa vào trong chuồng nuôi.

4.2 Vacxin và tiêm phòng cho lợn rừng

Sau khi tiến hành tiêm vắc xin, lợn chưa có khả năng miễn dịch ngay, khoảng 7 – 21 ngày sau mới có thể miễn dịch

Mỗi loại vắc xin chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian nhất định nên bà con cần định kỳ tiêm nhắc lại.

Trước khi lợn sinh khoảng 1 tháng, thực hiện tiêm vắc xin Ecoli phù đầu lần 1 để phòng chống lợn con bị đi ngoài. Nếu 25 ngày sau mà lợn chưa đẻ thì bà con tiêm nhắc lại lần 2.

Lợn con mới sinh xong cần cho uống lactomin (men tiêu hóa) 1gói/đàn.

Bài viết trên đã cung cấp cho bà con một số kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng cơ bản, hy vọng bà con sẽ áp dụng vào thực tế chăn nuôi để có những lứa heo rừng xuất chuồng đem lại lợi nhuận cao.

0972.867.686

×

Đăng ký đặt hàng