Hiện nay mô hình chăn nuôi với vốn ít, mô hình nhỏ, diện tích nhỏ khép kín tại nhà đang là mối quan tâm của nhiều người nông dân và các hộ gia đình nhằm cải thiện kinh tế gia đình, tham gia tích cực vào định hướng tái cơ cấu nông nghiệp nông thôn. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về mô hình chăn nuôi ít vốn, chăn nuôi khép kín và chăn nuôi gì với diễn tích nhỏ nhé!
Chăn nuôi ít vốn, diện tích nhỏ là hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, đa số diễn ra tại các hộ gia đình nông dân, có quy mô nhỏ, có tầm vóc hướng đi dưới mức chăn nuôi ở trang trại và chủ yếu do người lao động trong hộ gia đình thực hiện. Mô hình chăn nuôi nhỏ tại nhà, chăn nuôi khép kín đã được rất nhiều hộ gia đình áp dụng bởi thời gian thu hồi vốn nhanh, mang lại hiệu quả lớn.
Ở Việt Nam, mô hình chăn nuôi nhỏ tại nhà phổ biến theo hướng này là chăn nuôi gia súc, gia cầm như: gà, vịt, bò, lợn…Chăn nuôi mô hình nhỏ này đã và đang đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho các hộ chăn nuôi, qua đó góp phần nâng cao đời sống xã hội cho người nuôi.
2.1. Nuôi gà ta thả vườn
Nếu chưa biết chăn nuôi gì với diện tích nhỏ thì nuôi gà ta thả vườn chính là mô hình tốt để bạn lựa chọn. Đây là một mô hình truyền thống đã có từ lâu nhưng vẫn cho thấy tiềm năng lớn. Thịt gà và trứng là những thực phẩm khá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình Việt Nam, nuôi gà khá dễ chăm sóc mà lại dễ bán, cho lợi nhuận ổn định. Bạn chỉ cần thiết kế chuồng nhốt gà bên trong đơn giản, đảm bảo thoáng mát về mùa hè và kín ấm về mua đông. Phần lớn gà sinh hoạt và ăn uống bên ngoài vườn nên không yêu cầu diện tích chuồng phải rộng, hiện đại như mô hình lớn chăn nuôi nhốt hoàn toàn. Bạn có thể tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn như các loại hạt ngũ cốc, phụ phẩm công nghiệp để tự sản xuất thức ăn để tiết kiệm được chi phí chăn nuôi. Diện tích khi nuôi gà ta thả vườn rơi vào khoảng 1 con/m² (gà 4 – 5 tháng), số vốn bỏ ra cũng không quá nhiều. Ngoài việc nuôi gà lấy thịt có thể kết hợp thêm 1 chuồng trại nhỏ khoảng 5 – 10m² cho 10 – 20 con để có thể phối giống kết hợp lấy trứng. Vì vậy, người nuôi có thể yên tâm đầu tư bởi số vốn chỉ rơi vào khoảng hơn 10 triệu đồng.
2.2. Nuôi bồ câu thịt
Nuôi bồ câu thịt là mô hình chăn nuôi với vốn ít, được xem là loại hình khá dễ nuôi, phù hợp để chăn nuôi diện tích nhỏ và đem lại thu nhập cao, lợi ích tốt hơn so với nuôi gà vịt. Kỹ thuật nuôi bồ câu khá đơn giản, chỉ cần chuồng trại thoáng mát sạch sẽ và chế đội ăn uống phù hợp thì bồ câu sẽ phát triển rất nhanh. Mỗi cặp bồ câu trưởng thành đẻ khoảng 7 – 8 lứa, giá bán dao động từ 120.000 – 140.000đ/ cặp. Bồ câu là loài có giá trị dinh dưỡng cao cùng với sự ưa chuộng ngày càng nhiều nên nuôi bồ câu thịt là mô hình chăn nuôi khép kín hợp lí với những hộ có diện tích nhỏ. Diện tích nuôi bồ câu rơi vào khoảng 1m² đối với 2 – 3 cặp.
Chuồng nuôi được thiết kế thành những ô chuồng xếp chồng lên nhau, kích thước mỗi chuồng nuôi thịt chỉ cần dài 10m, rộng 7m, cao 3,5m, với kích thước này người nuôi có thể nuôi nhốt với mật độ từ 45 – 50 con/m². Vật liệu làm chuồng nuôi hoàn toàn có thể sử dụng tre, nứa hoặc mua chuồng làm bằng thép.
2.3. Nuôi lợn nhốt chuồng
Nhu cầu cung cấp lợn hơi luôn đứng đầu trên thị trường. Thịt lợn đã quá quen thuộc và trở thành món ăn không thể thiếu đối với người tiêu dùng. Với mô hình chăn nuôi diện tích nhỏ, vốn ít, quy mô hộ gia đình, người dân vẫn có thể chăn nuôi lợn để cạnh tranh với thị trường. Hướng chăn nuôi ít vốn này là mô hình an toàn sinh học, chăn nuôi lợn sạch. Chuồng nuôi lợn xây dựng khá đơn giản, vật liệu chính là gạch và bê tông, phía trong chuồng nuôi ngăn thành các ô bằng thép dày hoặc tường gạch. Mật độ nuôi trung bình từ 0,7 – 1m²/con. Yêu cầu của mô hình chăn nuôi diện tích nhỏ này là chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ nước tắm rửa chuồng trại, có hệ thống tiêu nước, tiêu phân, hầm chứa Biogas để đảm bảo vệ sinh, hạn chế mầm bệnh.
Chăn nuôi nhỏ tại nhà theo hướng nuôi lợn nhốt chuồng có thể áp dụng mô hình an toàn sinh học, chăn nuôi diện tích nhỏ mà vẫn đạt năng suất cao, người dân nên thiết lập mô hình chăn nuôi khép kín, tự sản xuất thức ăn từ nguyên liệu sẵn có, các loại ngũ cốc, phụ phẩm công nghiệp, chế phẩm sinh học. Đây là nguồn nguyên liệu có giá thành rẻ, có thể tự sản xuất để giảm bớt chi phí chăn nuôi. Nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi ít vốn này không chỉ giúp dễ quản lý đàn lợn mà còn có thể nuôi lâu dài, mang lại lợi ích thật sự cho người chăn nuôi, thịt lợn có thể đem lại lợi nhuận khoảng 50.000 – 100.000đ/kg.
2.4. Chăn nuôi dê cừu mô hình nhỏ
Nuôi dê, cừu quy mô nhỏ là hướng đi giúp bà con trả lời được câu hỏi chăn nuôi gì với diện tích nhỏ. Hiện nay thịt dê cừu đang có mức giá khá cao trên thị trường rơi vào khoảng 150.000 – 200.000đ/kg, đem lại lợi nhuận khá cao cho người nuôi. Số vốn ban đầu bỏ ra không quá cao, ngoài lấy thịt, chăn nuôi dê cừu còn có thể lấy lông. Dê cừu ăn tạp, ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, hầu hết là cỏ tự nhiên, cỏ trồng, lá cây,củ quả, rau bèo…
Chuồng nuôi dê cứu được làm từ các vật liệu đơn giản, dễ kiếm như: tre, gỗ, nứa, lá cọ…diện tích cho việc nuôi dê cừu cũng chiếm khá nhỏ: Con nhỏ chiếm khoảng 0,5 – 1,2m²; con lớn chiếm khoảng 3 – 4m² tùy loại. Dê cừu có thể đẻ khoảng 6 – 8 lứa mỗi năm và sau 5 – 6 tháng nuôi có thể xuất chuồng để bán, có thể phát triển chăn nuôi dê cừu theo hướng lâu dài gây dựng thành quy mô lớn theo thời gian để vốn đầu tư và lợi nhuận tăng dần.
Hy vọng bài viết trên đã phần nào cung cấp được cho bà con những thông tin về mô hình chăn nuôi với vốn ít, diện tích nhỏ để từ đó bà con áp dụng vào chăn nuôi tại nhà mình, giúp tăng hiệu quả kinh tế.