HOTLINE TƯ VẤN 0972.867.686

Cách nuôi cá quả (cá lóc đồng, cá sộp) đem lại giá trị kinh tế cao

Thị trường cá lóc những năm gần đây đang ngày càng phát triển và thu hút nhiều người chăn nuôi. Tuy nhiên cách nuôi cá lóc thế nào đang khiến nhiều người chăn nuôi bối rối, chưa có hình dung sơ bộ về mô hình và cách nuôi. Dưới đây là cách nuôi cá sộp đem lại năng suất lớn!

1. Mô hình nuôi cá lóc đồng đem lại hiệu quả cao

1.1. Nuôi trong ao

Diện tích phù hợp từ 500 – 1200 m², thường là xây ao hình chữ nhật, tùy thuộc vào diện tích đất của từng gia đình, độ sâu từ 1,5 – 2m.

Vị trí: Ao nuôi gần nguồn nước sạch để thuận tiện cho quá trình thay nước, cải tạo ao nuôi. Xung quanh khu vực ao nuôi nên để thông thoáng, có nhiều ánh sáng chiếu vào để kích thích cá phát triển tốt nhất. Ao nuôi cần phải thuận tiện cho công tác chăm sóc và quản lý.

Bờ ao: Phải được xây dựng chắc chắn, kiên cố, không có hang hốc, lỗ, không bị sạt lở hoặc dễ sạt lở. Người nuôi cần quây lưới hoặc đóng hàng cọc rào xung quanh để tránh cá nhảy ra khỏi ao.

Để thuận tiện cho việc thay nước ao, cần bố trí 2 ống cống cấp nước và thoát nước riêng biệt. Đáy ao hơi nghiêng về phía cống thoát nước với độ nghiêng khoảng 3 – 5%. Nếu là ao cũ đã từng nuôi các loại thủy sản khác thì người nuôi cần tiến hành cải tạo trước khi nuôi cá quả:

Nạo vét đáy bùn dày 15 – 20 cm.

Vệ sinh, phát cỏ xung quanh bờ, đắp lại bờ ao, lấp các hang hốc nếu có.

Bón vôi vào đáy áo để cải tạo, bón 7 – 10kg vôi/100m². Sau khi bón nên phơi đáy từ 2 – 3 ngày sau đó mới bơm nước vào.

Bón phân để gây màu cho nước. Sử dụng 5 – 10kg phân chuồng và 3 – 4 kg phân NPK cho 1000m² ao.

Đối với ao mới đào cũng phải cải tạo trước khi thả cá:

Sau khi đào nên cho ngâm nước và tiến hành tháo và cấp nước 2 – 3 lần để rửa phèn.

Bón vôi cải tạo ao mới. Nếu độ pH trên 4,5 thì bọn 7 – 10 kg vôi bột/100m², nếu pH dưới 4,5 thì bón 10 – 15kg vôi/100m². Phơi đáy ao từ 2 – 3 ngày sau đó mới bơm nước vào ao.

Bón phân gây nước màu: Sử dụng 10 – 15kg phân chuồng và 4 – 6kg phân NPK cho 1000/m².

Cách nuôi cá quả (cá lóc đồng, cá sộp) đem lại giá trị kinh tế cao 1

Nuôi cá lóc đồng trong ao yêu cầu nhiều quy trình cải tạo ao

1.2. Nuôi cá sộp trong bể xi măng

Mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng cũng được nhiều người nuôi áp dụng, vì mô hình nuôi này thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý, thay nước, phòng trừ dịch bệnh và thu hoạch. Thời gian nuôi trong bể xi măng được rút ngắn hơn, cá lớn nhanh, sinh trưởng tốt, chất lượng cá tốt nên giá bán ổn định, cho thu hồi vốn nhanh. Người nuôi có thể xây bể nửa nổi nửa chìm để giảm chi phí:

Diện tích: 40 – 60m² hình vuông hoặc hình chữ nhật.

Tường gạch xây cao từ 0,8 – 1m, nên láng xi măng trơn 0,5m để cá không nhảy được và không làm xây xước cá.

Xung quanh tường nên quây bằng lưới hoặc cắm cọc.

Đáy bể nên láng xi măng trơn, nghiêng 3 – 5 độ để dễ thay nước.

1.3. Nuôi cá quả trong vèo lưới

Người nuôi có thể áp dụng mô hình nuôi cá quả trong vèo lưới. Mỗi vèo rộng khoảng từ 10 – 30m², độ sâu từ 1,5 – 2,5m. Vèo cần phải làm chắc chắn, sử dụng lưới hoặc cượi, chọn sợi lưới 3,6 ly; kích thích lỗ lưới 2,5cm bên ngoài nên đóng cọc chắc chắn để buộc vèo. Vèo đặt trên ao, cách đáy khoảng 50cm.

Khi nuôi cá lóc trong vèo có thể nuôi với mật độ cao vì vậy nguồn thức ăn tập trung nên thuận tiện hơn. Hơn nữa, cá cũng không bị cọ sát vào đáy áo, cá ít bị bệnh, dễ dàng quản lý, chăm sóc và thu hoạch.

2. Thả cá giống

2.1. Mùa vụ nuôi cá lóc

Vụ 1: Thả giống vào tháng 4 – 5 âm lịch, thu hoạch vào tháng 8 – 9 âm lịch. Đây là mùa vụ thích hợp, cho năng suất cao.

Vụ 2: Thả giống vào tháng 8 – 9, thu hoạch vào tháng 12 sáng tháng giêng năm sau.

Vụ 3: Thả giống vào tháng giêng đến tháng 7, tuy nhiên thời điểm này cá sẽ chậm lớn.

2.2. Chọn cá giống

Nên chọn cá có kích thước đồng đều, trọng lượng đạt khoảng 200g/con, thân dài từ 8 – 10cm thì cá sẽ nhanh lớn hoặc người nuôi có thể chọn giống cỡ 50 – 100g/con, thân dài từ 3 – 4 cm. 

Đàn cá khỏe mạnh, không trầy xước, không mang mềm bệnh. Trước khi thả cá giống cần ngâm túi chứa cá xuống nước từ 10 – 15 phút để cá làm quen với môi trường sau đó mở túi và thả từ từ. Nên thả cá giống vào sáng sớm hoặc chiều mát, tắm cho cá qua nước muối pha loãng với liều lượng 20 – 30g/lít trong 3 – 5 phút để sạch bệnh và ký sinh trùng.

Cách nuôi cá quả (cá lóc đồng, cá sộp) đem lại giá trị kinh tế cao 2

Chọn cá giống là công đoạn quan trọng, quyết định đến năng suất và hiệu quả nuôi 

2.3. Mật độ thả

Nuôi trong ao đất: 20 – 35 con/m²

Nuôi trong bể xi măng: 80 – 150 con/m²

Nuôi trong vèo lưới: 80 – 100 con/m²

Sau khi cá lớn, người nuôi nên giãn bớt ra để cá đủ không gian sinh sống.

3. Chăm sóc, quản lý và thu hoạch

3.1. Chăm sóc

Nguồn thức ăn của cá quả khá phong phú bởi chúng có bộ răng sắc bén, phàm ăn. Nguồn thức ăn tự nhiên của chúng từ: động vật phù du, cá rô, chép, diếc, trê, lươn, cua đồng, tôm tép…

Thức ăn nhân tạo: Cám viên, phần lớn là đạm động vật, một phần nhỏ là đạm thực vật. Đạm động vật gồm: cá tạp, tôm, cua, ốc bươu vàng… Đạm thực vật bao gồm: bột gạo, cám tấm gạo, khoai, sắn, củ quả…

Cách cho cá quả ăn: Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, sáng 7 – 8 giờ, chiều 16 – 17 giờ. 

3.2. Quản lí

Nếu nuôi cá quả trong ao đất cần thường xuyên tu bổ bờ ao, rào chắn sau mỗi đợt mưa hoặc khi thời tiết nắng nóng kéo dài. Theo dõi nguồn thức ăn của cá, chỉ cho cá ăn lượng vừa đủ, vừa tránh lãng phí vừa không gây ô nhiễm. Không cho cá ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc.

Vào ngày hè nắng nóng nên bơm bổ sung nước hàng ngày cho ao, bể nước. Thay nước định kỳ 10 ngày 1 lần, mỗi lần chỉ thay 1/3 – 1/2 nước tránh làm cho cá bị sốc nước. Bón vôi định kì 1 tháng 1 lần để cải tạo nước, liều lượng 2 – 3 kg/100m², điều chỉnh độ pH ở mức lý tưởng, kiểm tra thường xuyên để nồng độ khí độc NH3 và H2S dưới 0,1mg/l. Cần bổ sung các vitamin và khoáng chất, duy trì 15 ngày kiểm tra tốc độ sinh trưởng của đàn cá 1 lần.

3.3. Thu hoạch

Nếu người nuôi thả cá vào tháng 4 – 5 âm lịch thì sau 4 – 6 tháng bắt đầu có thể thu hoạch. Tùy thuộc vào kích cỡ giống, cách chăm sóc và quản lý nên năng suất cũng khác nhau, trung bình đạt từ 70 – 150 tấn/ha.

Cách nuôi cá quả (cá lóc đồng, cá sộp) đem lại giá trị kinh tế cao 3

Thu hoạch cá đúng thời điểm sẽ cho ra cá thương phẩm cao

Cá sộp có giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt tốt và có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Vì vậy, việc nuôi cá sộp đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người nuôi. Hy vọng với những kỹ thuật, mô hình nuôi cá lóc mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên, người chăn nuôi có thể áp dụng để chăn nuôi đạt sản lượng lớn, tạo nguồn lợi kinh tế.

0972.867.686

×

Đăng ký đặt hàng