Đau xương cụt khi mang thai là tình trạng khá phổ biến và thường xuất hiện ở giai đoạn tháng thứ hai và một số ít trường hợp rơi vào những tháng cuối thai kỳ. Mặc dù không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, tuy nhiên tình trạng này có gây khó chịu. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà mức độ cơn đau cũng khác. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra nguyên nhân và các cách giảm đau xương cụt khi mang thai, độc giả hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân và biểu hiện của đau xương cụt khi mang thai
1. Nguyên nhân của đau xương cụt khi mang thai
1.1 Sự thay đổi hormone trong thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra một lượng lớn hormone relaxin và estrogen giúp làm giãn nở niêm mạc và tử cung để giúp thai nhi phát triển, gây ra những cơn đau khó chịu ở xương cụt. Sự thay đổi hormone này khiến cho các khớp xương nới lỏng giúp em bé trong bụng có đủ không gian phát triển khiến dây chằng xung quanh khu vực xương cụt bị giãn ra, gây chèn ép lên các dây thần kinh, tạo nên các cơ đau xương cụt.
1.2 Thai nhi phát triển
Sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ, làm cho phần đầu của em bé đè vào xương cụt của mẹ, khiến cơ thể người mẹ chịu nhiều áp lực. Kích thước và trọng lượng ngày càng lớn của thai nhi sẽ làm cho các dây chằng có nhiệm vụ nâng đỡ em bé trong bụng bị căng quá mức, cột sống cũng bị ảnh hưởng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên những cơn đau âm ỉ ở vùng xương cụt.
1.3 Căng cứng cơ
Căng cứng cơ vùng xương chậu, hông cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương cụt khi mang thai. Căng cứng cơ có thể từ những tư thế sinh hoạt, vận động bất hợp lý hay do việc đứng hoặc ngồi ở cùng một tư thế quá lâu.
1.4 Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên thì còn có một số nguyên nhân khác khiến mẹ bầu bị đau xương cụt như: bị táo bón, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, gặp chấn thương vùng thắt lưng do ngã, va chạm hay gặp tai nạn khi mang bầu…
2. Biểu hiện của đau xương cụt khi mang thai
Xương cụt là phần xương được tạo thành bởi 5 đốt sống cuối cùng của xương sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông và có vị trí giữa 2 mông. Khi bị đau xương cụt, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện từ nhẹ tới nặng như:
Cơn đau liên tục xuất hiện ở phần lưng dưới hoặc hông
Càng gần cuối cột sống thì mức độ đau càng tăng dần.
Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhiều hơn vào ban đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Có thể kéo theo các cơn đau ở các khu vực khác như: lưng, hông, khớp háng, mông, đầu gối và chân.
Những cơn đau sẽ có sự biến chuyển khi thay đổi tư thế, khi đứng hay ngồi bà bầu sẽ cảm thấy đau nhiều hơn, chỉ giảm nhẹ khi nằm xuống.
Có cảm giác đau đớn và khó khăn khi di chuyển, vận động.
Khi bị táo bón thì cơ đau trở nên nặng hơn.
1. Nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng tư thế là cách tốt nhất giúp bà bầu hạn chế tình trạng đau xương cụt. Khi cơn đau bắt đầu xuất hiện, bà bầu nên nằm nghỉ ngơi ở tư thế nằm nghiêng sang trái, thả lỏng 2 chân hoặc co gối. Như vậy, các khớp xương được thư giãn giảm áp lực lên vùng xương cụt và làm dịu các cơn đau.
2. Chú ý đến một số tư thế
Mẹ bầu cần đảm bảo cơ thể được cân bằng và đối xứng bằng cách đứng/ ngồi thẳng lưng, khi ngồi cần đặt bàn chân lên mặt đất. Không nên ngồi bắt chéo chân, không bước ra khỏi giường bằng 1 chân hay mặc quần với 1 chân đứng, 1 chân co vì tư thế chuyển động không đối xứng này có khả năng kích thích hoặc làm trầm trọng các cơn đau nhói xương cụt.
3. Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải là yếu tố quan trọng giúp hạn chế và giảm đau xương cụt khi mang thai, làm giảm áp lực lên vùng xương cụt và cột sống thắt lưng. Tăng cân quá mức gây ra nhiều tác động tiêu cực, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần ăn uống khoa học hợp lý kết hợp với chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn để kiểm soát cân nặng.
4. Ăn uống đủ chất
Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung canxi, vitamin, sắt và các khoáng chất cần thiết để hạn chế tình trạng thiếu hụt canxi khi mang thai. Việc bổ sung này giúp duy trì hệ xương chắc khỏe, tăng sức bền cho dây chằng, hạn chế nguy cơ thoái hóa xương khớp.
5. Massage vùng xương cụt
Để giảm đau xương cụt khi mang thai, mẹ bầu nên massage khu vực bị tổn thương đều đặn 2 lần/ ngày để dây chằng và các khớp xương được thư giãn hơn, giảm đau nhức.
6. Chườm ấm
Chườm ấm giúp giảm đau xương cụt nhanh chóng, biện pháp này có tác dụng giãn mạch, kích thích tuần hoàn máu, thư giãn các khớp xương, giảm đau nhức và căng cơ, phòng ngừa tình trạng cứng khớp, khô khớp khó vận động, giảm viêm. Khi áp dụng biện pháp này, mẹ bầu cần sử dụng khăn ấm hoặc chai thủy tinh chứa nước ấm (50-60 độ C) rồi đặt lên khu vực bị đau trong khoảng 15 phút. Thực hiện từ 3-4 lần/ ngày hoặc mỗi khi có cơn đau.
7. Ngâm mình trong bồn nước ấm
Ngâm mình trong bồn nước ấm có tác dụng thư giãn dây chằng, hỗ trợ giảm áp lực lên khớp và làm dịu cơn đau. Ngoài ra, áp dụng biện pháp này còn giúp bà bầu hạn chế được tình trạng cứng khớp, khó vận động, kích thích lưu thông máu, giảm tê bì.
8. Không nên đi giày cao gót, mặc đồ bó sát
Khi đi giày cao gót, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn hết lên chân dẫn đến những cơ đau ngày càng nặng và kéo dài hơn. Mẹ bầu nên đi giày hoặc dép có để thấp, vừa chân. Mặc những đồ bầu thoáng mát có thắt lưng thấp để có thể hỗ trợ vùng bụng, giúp hạn chế tạo áp lực lên xương cụt.
9. Vận động nhẹ nhàng
Để phòng ngừa và giảm đau xương cụt khi mang thai, bà bầu nên tích cực tập luyện những bài thể dục nhẹ nhàng như: tập yoga, bơi lội, đi bộ….Các bài tập này giúp cải thiện sức khỏe, làm cho hệ xương khớp thêm dẻo dai, linh hoạt, từ đó hạn chế đau xương cụt khi mang thai.
Đau xương cụt gây ra cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng lớn để cuộc sống sinh hoạt, thể trạng của mẹ bầu. Trên đây Biogreen đã hướng dẫn cho các mẹ bầu những cách giảm đau xương cụt khi mang thai, hy vọng các mẹ bầu sẽ áp dụng để xoa dịu cơn đau tại vùng xương cụt, giúp cho quá trình mang thai trở nên nhẹ nhàng hơn.